Trúc (竹) Danh_sách_nhạc_cụ_cổ_truyền_Trung_Quốc

Các loại địch tử khác nhauMột cây sáo ba ô tone FLỗ thổi của tiêuMột cây tiêu của Trung QuốcCác loại tiêu khác nhauMột cây quản tử - kèn dăm nứa

Chủ yếu gồm các nhạc cụ hơi bằng tre, như:

  • Địch tử (笛子): hay còn gọi là sáo Tàu, là một loại sáo đặc trưng của Trung Quốc với cấu tạo cơ bản gồm 6 lỗ bấm (các cây cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn), 1 lỗ thoát âm và 2 lỗ buộc dây trang trí, cũng có tác dụng định âm. Các lỗ bấm này thiết kế theo hệ thống Ngũ cung của âm nhạc Trung Quốc. Ngoài ra một đặc trưng khác của sáo địch tử là có lỗ dán màng nằm giữa lỗ thổi và những lỗ bấm để tạo âm rung. Lỗ này dán 1 màng mỏng bằng ruột cây tre hoặc bằng giấy bóng mỏng hoặc giấy chuyên dụng. Địch tử thường có nhiều dây màu quấn quanh thân sáo, ngoài vai trò trang trí, các dây này còn giúp cố định thân sáo chắc chắn, hạn chế các tác động và bị nứt. Địch tử thường được ghép lại từ 2 đoạn thông qua khớp nối, có chạm khắc rồng hoặc hoa văn.
    • Bang địch (梆笛): sáo 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi, 1 lỗ âm cơ bản và 2 lỗ treo dây/định âm, âm vực rộng 2 quãng 8, được làm bằng trúc hoặc nứa theo hệ thất cung và có dán màng ở lỗ thổi. Một số sáo cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn để thổi các nốt thăng/giáng.
  • Khương địch (羌笛): sáo dọc loại nhỏ của người Khương, có thể là sáo dọc đơn hay sáo dọc kép. Sáo dọc đợn có 6 lỗ, nếu ghép 2 chiếc sẽ trở thành sáo kép 12 lỗ.
  • Tiêu (phồn thể: , giản thể: ), còn gọi là động (đỗng) tiêu (phồn thể: 洞簫, giản thể: 洞箫)
  • Bài tiêu (phồn thể: 排簫, giản thể: 排箫): sáo ống pan flute của Trung Quốc, gồm nhiều ống nứa hay trúc ghép với nhau khi thổi. Nhạc cụ này đã mai một từ thời xưa, đến thế kỷ 20 người ta mới tái cấu trúc lại. Điểm khác biệt chính giữa bài tiêu và những loại sáo bè Châu Âu và Nam Mỹ là: phần đỉnh của những lỗ ống bài tiêu được cắt góc hoặc vết khía chữ V. Điều này cho phép thay đổi cao độ âm thanh để bài tiêu phát ra những nốt nửa cung mà không làm mất đi âm sắc, ngay cả những ống được chỉnh giọng diatonic. Nhạc sĩ Cao Minh (高明) đã sử dụng một phiên bản bài tiêu gọi là bài địch để chơi loại nhạc đời nhà Đường trong dàn nhạc của ông ở Tây An từ năm 1982. Ở Hàn Quốc có một nhạc cụ gọi là so (tiếng Hàn: 소, nghĩa là tiêu trong tiếng Trung Quốc). Loại sáo này có nguồn gốc từ bài tiêu và được dùng trong nhạc nghi lễ.
  • Miêu tộc địch (phồn thể: 苗族笛, giản thể: 苗族簫): sáo chỉ duy nhất được người Miêu ở Trung Quốc sử dụng, cấu tạo giống với sáo ba ô nhưng êm hơn.
  • Trì (): một loại sáo trúc cổ. Nó là một loại nhạc cụ thổi bằng tre thổi chéo có nguồn gốc từ Trung Quốc. "Quảng nha" ghi lại rằng nhạc cụ này có tám lỗ, nhưng "Chu lễ" ghi lại rằng nhạc cụ này có bảy lỗ. Sự suy giảm dần dần của âm nhạc, bây giờ nhạc cụ này là rất hiếm. Được biết, Đền Khổng Tử ở Đài Bắc có một bộ sưu tập trì cổ, và lăng mộ của Tăng Hầu Ất cũng đã khai quật được một cặp, đó là 2 cây trì tone G và F. Cách chơi trì Trung Quốc khác hẳn với các loại sáo ngang khác là cách cầm sáo 2 tay đặt cùng chiều, hoặc 2 tay cầm sáo ở hai bên lỗ bấm còn lỗ thổi nằm ở giữa
  • Thược (): một loại sáo dọc làm bằng tre trúc, có 3 lỗ bấm, sử dụng trong nhạc nghi lễ Nho giáo và múa.
  • Tân địch (新笛): một dẫn xuất từ ​​thế kỷ 20 của địch tử cổ đại, tân địch chịu ảnh hưởng của phương tây, hoàn toàn có màu sắc và thường không có di mo đặc biệt của dizi hay màng ù. Tân địch còn được gọi là sáo 11 lỗ. Thiết kế của nó chịu ảnh hưởng của phương Tây và dựa trên nguyên tắc của tính khí bình đẳng
  • Đồng địch (侗笛): sáo duy nhất của người Đồng.
  • Khẩu địch (口笛): là một loại sáo rất nhỏ của Trung Quốc được làm từ tre. Nó là cây sáo nhỏ nhất trong bộ sáo Trung Quốc. Hình dạng ban đầu của nó là từ các nhạc cụ thời tiền sử được làm bằng xương động vật, trong khi khẩu địch được làm bằng gỗ, tre hoặc PVC, rất khác biệt với hình dạng ban đầu.
  • Quản (chữ Hán: ; bính âm: guǎn), ở phía Bắc còn được gọi là quản tử (管子) hoặc tất lật (篳篥), ở vùng Quảng Đông được gọi là hầu quản (喉管): là loại kèn dăm nứa thổi dọc. Ống bằng nứa to cỡ ngón tay, dài khoảng từ 20~30 cm và mỏ kèn trước kia thường chọn lấy cành liễu mập, cắt lấy một đoạn, vặn hơi miết tay một chút là vỏ và lõi cành liễu sẽ rời nhau ra. Sau đó dùng dao vót mỏng một đầu vỏ cành liễu làm đầu ngậm thổi, đục thêm vài lỗ ở phần thân; phiên bản ở Đài Loan gọi là áp mẫu địch (鴨母笛), hay Đài Loan quản (台灣管) với bát kèn nhỏ xíu và ngắn. Kèn quản phát triển trong đời nhà Đường, có khả năng nó là nhạc cụ theo đoàn người du mục Trung Á du nhập vào Trung Quốc và trở thành nhạc cụ lãnh đạo quan trọng trong nhạc cung đình và nhạc lễ. Ngày nay kèn quản phổ biến trong những dàn nhạc dân gian, dàn nhạc hơi ở miền bắc Trung Quốc và một số vùng khác. Trong dàn nhạc kịch Bắc Kinh, người ta sử dụng loại kèn này để miêu tả cảnh quân đội cùng với kèn tỏa nột và những nhạc cụ gõ khác. Nó được du nhập vào bán đảo Triều TiênNhật Bản, người Triều Tiên cũng có các loại kèn dăm tương tự với quản tử có tên là piri chủ yếu dùng cho nhạc cung đình và tang lễ Triều Tiên. Còn ở Nhật, nó có tên là hichiriki
  • Tỏa nột (phồn thể: 嗩吶, giản thể: 唢呐), còn được gọi là hải địch (海笛) - một loại kèn dăm. Một số dân tộc thiểu số ở tỉnh Nạp Tây có một loại kèn dăm cùng họ với quản tử gọi là ba bách (波伯).
  • Nột tử (呐子): kèn bầu loại nhỏ,người chơi phải lấy tay che lại khi chơi.
  • Ba ô (giản thể: 巴乌; phồn thể: 巴烏; bính âm: bāwū): sáo mèo Trung Quốc - có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, là một loại sáo dân tộc nhưng đã dần trở thành nhạc cụ tiêu chuẩn và phổ biến ở Trung Quốc, dùng trong những bản nhạc Hoa hiện đại hay truyền thống. Loại sáo này cũng được một số nhà soạn nhạc và biểu diễn phương Tây sử dụng.

Ba ô có cấu trúc đầu lỗ thổi gắn lưỡi gà bằng đồng, 7 hoặc 8 lỗ bấm. Lỗ để xác định âm của cây sáo không tính bằng lỗ cuối mà bằng lỗ bấm thứ 4 tính từ lỗ thổi xa nhất. Ba ô thường được làm từ trúc hoặc bằng gỗ.

Nếu kết hợp 2 thanh sáo có tông khác nhau sẽ tạo thành ba ô kép (còn gọi là sáo Mèo kép), có thể thổi được nhiều quãng âm hơn.

Ngoài ra còn có ba ô dọc (còn gọi là sáo Mèo dọc) dựa theo nguyên lý của ba ô thổi ngang, sáo Mèo và sáo bầu. Thay vì cái bầu ốp lên, người ta thường dùng ống to hơn một chút, cấu tạo vẫn giống sáo ba ô, sáo Mèo và sáo bầu. Đầu thân ba ô có gắn lam (lưỡi gà) đồng. Ba ô dọc có 2 tone chính là C & D. Đầu thổi của ba ô dọc giống đầu thổi sáo dọc Oboe dùng trong nhạc giao hưởng phương Tây. Cả ba ô & địch tử đều được trang trí với dây đồng tâm kết. Ba ô là nhạc cụ hơi phổ biến trong những dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân NamQuý Châu như người Di (彝族), người Hà Nhì (哈尼), người Bố Lãng (布朗) và người Miêu (苗). Hiện nay ba ô đã trở thành nhạc cụ chuẩn, được chơi rộng khắp tại Trung Quốc. Các dàn nhạc truyền thống Trung Quốc thường sử dụng ba ô trong những tác phẩm cổ điển và hiện đại.

  • Mã bố (馬布 mabu): loại kèn ống tre lưỡi gà đơn do người Di sử dụng, bát kèn dài và nhỏ.
  • Mang đồng (芒筒): Loại tù và bằng tre nứa của Trung Quốc. Nó được sử dụng chủ yếu bởi các nhóm dân tộc Miêu và Đồng của các tỉnh Quý Châu và Quảng Tây phía nam Trung Quốc, mặc dù đôi khi nó được sử dụng trong các tác phẩm Trung Quốc đương đại cho dàn nhạc cụ truyền thống
  • Trúc huyên (竹埙): sáo huyên được làm từ tre trúc ống to
  • Khúc địch (曲笛): sáo 8 lỗ trong bộ sáo địch tử, dùng quãng alto
  • Thổ lương (吐良): sáo ngàn có lỗ thổi ở giữa người Cảnh Pha

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_nhạc_cụ_cổ_truyền_Trung_Quốc http://www.chime.com.cn http://www.e56.com.cn/minzu/Musical/Musical_main.a... http://www.chinakongzi.com/2550/eng/music/yq/index... http://resources.edb.gov.hk/musiceb/ http://www.lcsd.gov.hk/CE/CulturalService/MusicOff... http://www.woim.net/ http://www.chineseinstruments.org https://web.archive.org/web/20050308100857/http://... https://web.archive.org/web/20050831131914/http://... https://web.archive.org/web/20060209035221/http://...